Giỏ hàng

Những lưu ý cần phải biết khi sử dụng một chiếc đồng hồ đeo tay chạy cơ , đồng hồ tự động.

1Các loại đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ được chia thành hai loại, đó là đồng hồ handwinding (lên dây cót bằng tay) và đồng hồ automatic (tự động lên dây cót).

- Đồng hồ Handwinding: là loại đồng hồ mà khi sử dụng, chúng ta phải lên dây cót bằng tay thông qua việc vặn núm đồng hồ hằng ngày để nạp năng lượng cho đồng hồ.

- Đồng hồ Automatic: là loại đồng hồ tự động chạy khi bạn đeo lên tay. Đối với loại đồng hồ này, cơ chế lên dây cót tự động sẽ giúp đồng hồ tự nạp năng lượng mỗi khi bạn đeo.

 

2Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ cơ

- Đồng hồ cơ sẽ bị sai số: Sai số của đồng hồ là sự sai lệch về thời gian trên đồng hồ trong một ngày. Sai số của đồng hồ cơ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bộ máy đồng hồ, tình trạng năng lượng của dây cót,...Thông thường, sai số của đồng hồ cơ sẽ rơi vào khoảng 15s/ngày. Từ đó có thể thấy, mỗi tháng, đồng hồ cơ sẽ bị sai lệch khoảng tầm vài phút. Do vậy, trong quá trình sử dụng, bạn cần phải điều chỉnh lại thời gian chính xác cho đồng hồ sau 1 - 2 tháng. Ngoài ra, để giảm thiểu sai số cho đồng hồ, bạn nên lên dây cót cho đồng hồ đều đặn mỗi ngày.

- Lau dầu cho đồng hồ: Là việc vệ sinh sạch sẽ những linh kiện của đồng hồ đồng thời bôi dầu cho bộ máy đồng hồ. Đây là việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo đồng hồ của bạn luôn hoạt động chính xác và trơn tru. Nếu trong thời gian dài không lau dầu, đồng hồ sẽ bị khô dầu dẫn đến vận hành khó khăn, chạy chậm, thậm chí là chết máy. Bạn nên mang đồng hồ đến trung tâm bảo dưỡng hoặc tiệm đồng hồ để lau dầu định kỳ sau 6 tháng - 1 năm sử dụng. 

 

 

- Hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ đối với đồng hồ: Dưới tác động của nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, những linh kiện kim loại bên trong đồng hồ sẽ nở ra hoặc co lại, làm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ. Nhiệt độ quá cao thường sẽ khiến cho đồng hồ chạy chậm lại còn nhiệt độ quá thấp sẽ làm đồng hồ chạy nhanh hơn bình thường. Do đó, để hạn chế tác động của nhiệt độ đối với đồng hồ, bạn không nên để đồng hồ ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 50 độ C.

- Tránh va chạm vật cứng hoặc làm rơi đồng hồ: Va chạm với vật cứng hay làm rơi đồng hồ sẽ khiến cho đồng hồ bị hư hỏng. Tùy theo mức độ va đập mà đồng hồ sẽ có những hỏng hóc nhất định, có thể là đứt dây cót, vỡ mặt kính hoặc nghiêm trọng hơn là hỏng hoàn toàn, không hoạt động bình thường được nữa. Vì thế, trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý tránh để đồng hồ va chạm vật cứng, khi tháo đồng hồ khỏi tay cũng cần cần thận để tránh rơi vỡ. Ngoài ra, trước khi chơi thể thao yêu cầu vận động mạnh, bạn cũng nên tháo đồng hồ ra.

Không được điều chỉnh lịch vào thời gian cấm.

 Không nên điều chỉnh lịch của đồng hồ vào các khoảng thời gian lịch tự động nhảy. Việc này sẽ làm cho đồng hồ của bạn gặp sai số nhiều hơn. 

 Tùy vào thương hiệu, cấu tạo máy mà thời gian cấm của các loại đồng hồ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất, nếu bạn cần điều chỉnh lịch ngày, thứ của đồng hồ, nên căn khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 17h giờ chiều. Tuyệt đối không chỉnh lịch trong khoảng thời gian từ 21h->5h sáng. 

Không lên dây cót, điều chỉnh đồng hồ khi đang đeo.

Việc làm này sẽ vô tình làm sai lệch góc độ vặn núm của đồng hồ khiến núm bị cong vênh dần theo tư thế của bạn. Lâu dần, múm đồng hồ cong hẳn, lúc này việc điều chỉnh sẽ là cực hình với bạn và là bệnh khó chữa với đồng hồ.

Không những thế, điều chỉnh đồng hồ khi đang đeo cũng làm tư thế núm có xu hướng bị kéo ra ngoài. Đặc biệt khi bạn vừa đi vừa điều chỉnh, việc vặn dây cót quá đà sẽ là điều dễ hiểu...

Sản phẩm nổi bật